Cập nhật ngày: 18/5/2017
(ANTV) -Thi tay nghề thế giới là sân chơi cho người lao động trẻ không quá 22 tuổi, nơi diễn ra các cuộc trình diễn, so tài những kỹ năng đỉnh cao, năng lực ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới giúp tăng năng xuất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về chất lượng nguồn nhân lực; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Những thí sinh được lựa chọn huấn luyện trong kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 6 đang từng ngày, từng giờ luyện tập mong có thể đạt được những thành tích tốt nhất trước sự cạnh tranh quyết liệt với hàng trăm thí sinh từ các quốc gia khác
Đây là lần đầu tiên em Nguyễn Tất Tuệ tham gia kỳ thi với môn cơ điện tử. Em cho biết em đã rất tự tin với khả năng của mình tuy rằng sức ép về mặt thành tích là không hề nhỏ.
Em Nguyễn Tất Tuệ – sinh viên lớp điện công nghiệp, trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội nói: Em lựa chọn học nghề để có một công việc ổn định và có một mức lương để nuôi sống bản thân và gia đình. Trong quá trình học tập em được chọn làm tuyển thủ để tham dự kỳ thi tay nghề thế giới em sẽ cố gắng hết mình để đạt được kết quả cao nhất không phụ lòng của mọi người.
Việc tham gia vào các kì thi là cơ hội để các thí sinh Việt Nam học hỏi, cọ xát .Tuy nhiên trải qua 5 lần tham dự các kỳ thi tay nghề thế giới, Việt Nam mới chỉ duy nhất đạt được 1 huy chương đồng vào kỳ thi lần thứ 43 năm 2015, còn lại là chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc. Đây cũng là thách thức đối với công tác đào tạo nghề của Việt Nam
Ảnh Minh họa
PGS.TS Cao Văn Sâm – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Điều kiện nước ta còn rất nhiều khó khăn đặc biệt là về nguồn lực, về thí sinh cũng như là nguồn lực về chuyên gia rồi nguồn lực về tài chính và điều kiện trang thiết bị huấn luyện nó còn gặp khó khăn cho nên đây là những cái rất căn bản thách thức chúng ta trong quá trình huấn luyện cho các em. Để khắc phục tình trạng này chúng ta đã có nhiều nỗ lực đó là việc chúng ta khó khăn về trang thiết bị thì chúng ta kết hợp với các doanh nghiệp, khó khăn về nguồn lực thì chúng ta tăng cường công tác xã hội hóa, chúng ta khó khăn về kinh nghiệm thì chúng ta tăng cường hợp tác quốc tế để chúng ta khắc phục những khó khăn này.
Để hội nhập, nguồn nhân lực Việt Nam cần phải đạt các chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng được các tiêu chuẩn lao động của thị trường lao động khu vực và thế giới. Nhưng thực tế cho thấy việc học sinh đăng ký vào các trưởng nghề hiện nay còn quá ít, đồng nghĩa với chất lượng đào tạo còn hạn chế.
Ông Nguyễn Quang Huy – trưởng phòng khoa học và hợp tác Quốc tế – Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội cho biết: Dưới một góc độ nào đó thì đây chính là đào tạo gà nòi tuy nhiên chúng ta cần những gà nòi để thúc đẩy đào tạo nghề vì chúng ta cần những tấm gương, cần những điển hình trong những nghề cụ thể nhất định để công tác đào tạo theo từng ngành nghề cụ thể có thể nhìn thấy hướng đi, Ngoài ra việc tham dự kỳ thi tay nghề này còn là cơ hội rất lớn giúp chúng ta cập nhật được các tiêu chuẩn kỹ năng nghề thế giới.
Các chuyên gia quốc tế nhận xét, thí sinh Việt Nam có nhiều tiềm năng, ưu thế như chủ động, sáng tạo, cần cù, khéo tay, có thế mạnh ở nhiều nghề. Song, để giành được huy chương tại đấu trường thế giới, cần nhìn nhận, phân tích những hạn chế, tồn tại để có bước điều chỉnh phù hợp. Vì sao thi tay nghề ASEAN, chúng ta luôn đạt thành tích cao và đứng trong tốp đầu, nhưng tại các kỳ thi thế giới, thành tích của đoàn Việt Nam lại không cao.
Theo http://www.antv.go